Thứ Tư, 14 tháng 8, 2013

SEO là gì ?

SEO » SEO Là Gì
Rất nhiều người thắc mắc SEO là gì, rất nhiều người truy cập vào Google tìm kiếm với cụm từ seo la gi, vậy rốt cuộc SEO là gì?LINH QUÂN  cung cấp cho các bạn 4 định nghĩa từ 4 nguồn khác nhau và bạn hãy trải nghiệm theo cách mình cho là đúng nhất.


SEO là gì theo định nghĩa của chính Google

Chúng tôi trích đăng nguyên văn

"SEO is an acronym for "search engine optimization" or "search engine optimizer." Deciding to hire an SEO is a big decision that can potentially improve your site and save time, but you can also risk damage to your site and reputation. Make sure to research the potential advantages as well as the damage that an irresponsible SEO can do to your site."

Bạn có thể tham khảo chi tiết tại http://www.google.com/support/webmasters/bin/answer.py?hl=en&answer=35291

SEO là gì theo định nghĩa từ Bách khoa Toàn thư mở WIKIPEDIA

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, hay SEO (viết tắt của search engine optimization) là quá trình tối ưu nội dung text và định dạng website (hay cấu trúc) để các công cụ tìm kiếm chọn lựa trang web phù hợp nhất phục vụ người tìm kiếm trên Internet. Đơn giản hơn có thể hiểu SEO là một tập hợp các phương pháp nhằm đưa website lên vị trí TOP 10 (trang đầu tiên) trong các trang kết quả của các công cụ tìm kiếm.

Tham khảo chi tiết tại http://vi.wikipedia.org/wiki/SEO

SEO là gì định nghĩa theo cách "bình dân"

Google tại Việt Nam quá phổ biến, khi muốn tìm thông tin gì đó việc đầu tiên là anh ta truy cập vào Google và nhập vào cụm từ muốn tìm kiếm. Từ đó, làm sao khi người duyệt web nhập vào một cụm từ có liên quan đến lĩnh vực, sản phẩm hay dịch vụ và Google trả về kết quả có website của họ trên trang nhất gọi là SEO.

Và ...

SEO là gì theo cách định nghĩa của riêng CTIT


1. Xu hướng sử dụng đường truyền Internet tốc độ cao
Bạn có biết đến thời điểm bạn đọc bài viết này thì tại Việt Nam đã có gần 40 triệu người sử dụng đường truyền Internet tốc độ cao (ADSL) và có số này đang tăng lên từng ngày, từng giờ.

2. Xu hướng Google
Google đã trở thành động từ. Bạn có bao giờ hỏi một người bên cạnh mình về vấn đề gì đó, anh ta quay lại bảo bạn "Google đi!".

3. Xu hướng mua sắm trực tuyến
Đã có một sự chuyển dịch rất lớn đặc biệt trong giới trẻ Việt Nam, khi họ muốn tìm một công ty nào, khi họ muốn mua một sản phẩm gì hay họ muốn sử dụng một dịch vụ nào đó đã không còn cái việc chạy khắp nơi đến các công ty, đi khảo sát từng cửa hàng hay phải lang thang trên nhiều quầy hàng trong các siêu thị để lựa chọn. Họ lên mạng, tìm thông tin liên quan đến nhu cầu của họ, chọn lựa và đặt hàng. Sản phẩm sẽ được mang đến tận nơi hoặc sẽ có người tư vấn tận nhà trong khi họ vẫn ung dung làm một việc khác.

Từ 3 xu hướng nói trên, bạn thấy một điều rất rõ là bạn có một lượng khách hàng tiềm năng cực kỳ lớn và lượng khách hàng tiềm năng này còn là khách hàng mục tiêu của bạn vì chỉ khi họ cần biết thông tin, họ cần mua sắm hay sử dụng dịch vụ thì họ mới tìm chính xác những từ ngữ có liên quan ở các công cụ tìm kiếm, đặc biệt là Google.

Dĩ nhiên CTIT sẽ làm SEO theo đúng như các chỉ dẫn của công cụ tìm kiếm để khi người duyệt web gõ vào những từ khóa phù hợp sẽ trả về kết quả có website của bạn trên trang nhất. Nhưng đó mới chỉ là phần đầu của câu chuyện SEO là gì của CTIT.

Phần 2 của câu chuyện này là giải quyết việc khi bạn nằm trên trang nhất thì liệu những khách hàng mục tiêu nói trên có click chuột vào website của bạn hay họ click chuột vào một trong 9 website cùng nằm trên trang nhất giống như bạn.

Chúng tôi không quên phần kết của một câu chuyện có hậu. Vâng, câu chuyện SEO là gì thực sự có hậu khi người ta biết đến bạn, click chuột vào "thăm bạn" và từ đó họ sẽ liên hệ hoặc mua hàng từ website của bạn.

Và đó là định nghĩa SEO là gì của riêng CTIT.

Bạn có muốn cùng chúng tôi tạo nên một câu chuyện thật hay và kết thúc thật ngọt ngào? Hãy xem Giải pháp SEO trọn gói của chúng tôi.

Kinh tế chững lại, dân Việt lại rượu bia nhiều hơn?

Giữa lúc mỗi tháng có hàng nghìn doanh nghiệp phải đóng cửa, các nhà sản xuất trì trệ do bế tắc thị trường đầu ra thì ngành đồ uống bia - rượu - giải khát vẫn tăng trưởng đột phá. Riêng 6 tháng, ngành nước giải khát đã tăng trưởng 20%.


Việc chuyển giá, trốn thuế của các "ông lớn" FDI trong lĩnh vực đồ uống đang làm khó doanh nghiệp nội.

Theo thông tin được ông, Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA) đưa ra tại Hội nghị Thường vụ mở rộng sơ kết 6 tháng đầu năm 2013 và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2013, trong nửa đầu năm, ngành bia - rượu - giải khát Việt Nam đã đạt chỉ số tăng trưởng 10,5% so với cùng kỳ  (7 tháng là 9,1%).

Cụ thể, sản lượng toàn ngành bia trong 6 tháng đạt 1.373,1 triệu lít, bằng 47,3% kế hoạch năm, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm ngoái, 7 tháng là 1.603,6 triệu lít, tăng 8,9% so với cùng kỳ. 
Mức này cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng của toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Theo đó, toàn ngành chỉ tăng 5,7% trong vòng 6 tháng và 7 tháng là 5,8%). 

Trong đó, sản lượng bia của SABECO ước đạt 673,1 triệu lít, tăng 8,8% so với cùng kỳ (7 tháng là 778,8 triệu lít, tăng 8,2%); của HABECO ước đạt 299,8 triệu lít, tăng 13,7% (7 tháng là 373,2 triệu lít, tăng 10,4%); các doanh nghiệp còn lại sản xuất ước đạt 400,2 triệu lít, tăng 11,56% so với cùng kỳ (7 tháng là 478,6 triệu lít, tăng 8,8%). 

Riêng hai thương hiệu Bia Hà Nội và Bia Sài Gòn ước đạt 903,2 triệu lít, chiếm 65,8% tổng lượng bia sản xuất toàn ngành và tăng 11% so với cùng kỳ (7 tháng là 1.063,3 triệu lít, chiếm 65,2%, tăng 9,6%). 

Nhìn chung, sản lượng vẫn tập trung vào 4 tổng công ty, tập đoàn lớn SABECO, HABECO, Heineken, Carlsberg.

Ngành rượu - nước giải khát tuy có phần khó khăn hơn, tuy nhiên, theo VBA, các doanh nghiệp hội viên của Hiệp hội vẫn cố gắng đạt kế hoạch đề ra. Sản lượng nước giải khát trong 6 tháng đầu năm tăng cao, đạt 4,2 tỷ lít; mức tăng trưởng của ngành đạt khoảng 20%.

Nhìn chung, với mức tăng trưởng sản xuất bình quân trên 10%/năm, mỗi năm ngành bia - rượu - nước giải khát đóng góp trên 20.000 tỷ đồng cho ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động trong tất cả các khâu sản xuất, phân phối, cung ứng, vận tải…

Tình hình tăng trưởng tốt của ngành bia - rượu - nước giải khát diễn ra giữa bối cảnh mỗi tháng có hàng nghìn doanh nghiệp phá sản và tạm dừng hoạt động. Chỉ trong nửa đầu năm 2013 đã có 25.000 doanh nghiệp đóng cửa trên cả nước. Nguyên nhân khó khăn của hầu hết các doanh nghiệp hiện nay là thiếu vốn và bế tắc đầu ra khiến tồn kho tăng cao, gây nên gánh nặng lãi vay và chi phí ưu kho, rủi ro trong bảo quản sản phẩm.

Mặc dù vậy, một vấn đề mà ngành bia - rượu - nước giải khát đang gặp phải là nguy cơ bị thôn tính. Tại Hội thảo “Cạnh tranh lành mạnh để bảo vệ người tiêu dùng và thương hiệu Việt” diễn ra trước đó, ông Nguyễn Văn Việt từng chỉ ra thực trạng, sự cạnh tranh với bia nhập khẩu, với các nhãn hiệu rượu nhái, rượu kém chất lượng đang có xu hướng gia tăng trên thị trường và chưa có giải pháp xử lý hữu hiệu.

Hơn nữa, việc các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong cùng ngành bằng cách thức chuyển giá, trốn thuế cũng gây nên những khó khăn cho doanh nghiệp trong nước khi cạnh tranh ngay trên "sân nhà".

Riêng trong ngành sản xuất nước giải khát, trước sự cạnh tranh của các “đại gia” nước ngoài, hiện nay chỉ có một số ít doanh nghiệp trong nước còn tồn tại, trong đó lớn nhất là Tập đoàn Tân Hiệp Phát bên cạnh hai thương hiệu lớn là Coca Cola và Pepsi. Gần đây nhất, thương hiệu Tribeco cũng rơi vào tay Tập đoàn Uni-President, cổ đông lớn nhất của Tribeco Sài Gòn trước khi giải thể.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa đề nghị, trong thời gian tới các doanh nghiệp cũng cần tích cực cung cấp thông tin, số liệu chính xác cho Hiệp hội và đóng góp nguồn kinh phí để phục vụ tốt hơn nữa các hoạt động của VBA; tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các thương hiệu.

Bích Diệp