Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2013

5. Nguyên tắc thoả mãn nhu cầu thông tin của con người:

Tình hình chính trị, xã hội hiện nay không ít trường hợp gây ra sự căng thẳng và sợ hãi, phấn khởi và vui mừn. Con người luôn luôn đón nhận các luồng thông tin ở các cấp độ khác nhau (quốc tế, châu lục, quốc gia, địa phương). Ví dụ: Khủng bố quốc tế 11/9; xung đột tôn giáo, sắc tộc…Về kinh tế, văn hoá, xã hội thì hội nhập, mở cửa, liên doanh, liên kết. Con người luôn luôn có nhu cầu thông tin để loại trừ các căng thẳng bảo đảm can toàn tính mạng và phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh, làm giàu, nâng cao đời sống của bản thân. Tuyên truyền và quảng cáo cần phải đáp ứng nhu cầu đó của nhân dân.Từ quan điểm quảng cáo tuyên truyền và quảng cáo cần phải thực hiện một vai trò rất quan trọng: đó là đảm bảo thông tin cho đông đảo quần chúng để họ có thể định hướng được trong một xã hội luôn luôn biến động như đầu thế kỷ XXI này.
Như vậy con người luôn luôn có nhu cầu về thông tin chính trị, xã hội… Chúng ta có thể hiểu rằng nhu cầu về thông tin là trạng thái tâm lý cho chúng ta biết sự thiếu hụt tin tức về thế giới xung quanh biểu hiện qua các trạng thái cảm xúc hẹp thoải mái (lo lắng, căng thảng) gây ảnh hưởng không tốt đến hành vi của con người. Nhu cầu thông tin là nhu cầu cấp cao mang tính xã hội của con người, chúng ta có thể coi đây là nhu cầu nhận thức. Trong một mức độ nào đó chúng ta có thể coi đây là một nhu cầu an toàn nó giúp cho con người tránh được các rủi ro đảm bảo sự tồn tại và phát triển.
Tuyên truyền và quảng cáo cung cấp các thông tin về các sự kiện chính trị, xã hội và sự phát triển của khoa học, công nghệ, kinh tế và đời sống… giúp cho nguời dân thoả mãn được các nhu cầu thông tin. Từ đó một loạt các vấn đề thực tế nảy sinh như sau:
Nhu cầu của con người về thông tin chính trị, kinh tế, xã hội…rất đang dạng. Vì thề việc thoả mãn nhu cầu thông tin cho quần chúng là một vấn đề rất khó điều này không chỉ phụ thuộc vào số lượng kênh thông tin mà còn các sự kiện được sử dụng trong tuyên truyền, quảng cáo. Như chúng ta biết: vô tuyến, báo chí, và đài phát thanh cũng chỉ có thể chuyển tải thông tin tuyên truyền quảng cáo trong những thời gian hạn chế. Muốn giải quyết được vấn đề này cần phải xác định được mức độ cần thiết thoả mãn nhu cầu thông tin của thông tin.
Nguyên tắc cung cấp thong tin tối đa trong quá trình tuyên truyền quảng cáo có thề được thực hiện bằng cách tăng cường sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng. Nhưng để thực hiện tốt nguyên tắc này thì phải sử dụng đúng các mức độ thông tin. Mức độ thông tin được hiểu là tất cả các phương tiện cung cấp thông tin cho các nhóm người có số lượng và lãnh thổ cư trú khác nhau. (Ví dụ: các phương tiện truyền thông đại chúng trung ương và địa phương).
Căn cứ váo số lượng và lãnh thổ của người nhận tin người ta chia ra làm 4 mức độ thông tin có bản sau:
Mức độ1: Các phương tiện truyền thông đại chúng trung ương (báo chí trung ương, các cơ quan xuất bản sách chính trị trung ương, Internet…).
Mức độ 2: Các phương tiện truyền thông đại chúng địa phương (báo chí địa phương, các chương trình vô tuyến và đài phát thanh địa phương, các nhà xuất bản địa phương, các cơ quan xuất bản sách về địa phương….).
Mức độ 3: Các phương tiện truyền thông đại chúng ở các nhà máy, côn ty, xí nghiệp và các tổ chức công sở…(Báo chí của công ty, đài phát thanh của công ty và các bảng biểu, khẩu hiệu tuyên truyền, quảng cáo.
Mức độ 4: Học tập chính trị và thông tin giành cho các bộ chuyên trách của công ty, xí nghiệp. Hiệu quả hoạt động tuyên truyền và quảng cáo và việc thực hiện các nhiệm vụ truyền thông ở từng mức độ đòi hỏi tuân thủ tỷ lệ giữa thông tin chung và thông tin riêng. ở mực độ cảng thấp thì càng cần sử dụng nhiều thông tin riêng (thông tin địa phương) và ít sử dụng và nhắc lại thông tin ở mức độ cao hơn.
V.I. Lênin đã chỉ rõ sự cần thiết phải hạn chế thông tin chung ở mức độ thông tin địa phương như sau: Thông tin địa phương sao chép lại nguyên bản thông tin trung ương mà cần thay đổi một cách sáng tạo các thông tin này cho phù hợp với điều kiện địa phương” (1)
Trong quảng cáo sản phẩm hàng hoá cũng cần vận dụng nguyên tắc này của chương trình quảng cáo địa phương muốn có hiệu quả cần phải tìm hiểu đặc điểm văn hoá xã hội, lịch sử của các địa phương và lựa chọn sản phẩm, hàng hoá phù hợp. Có thể sự dụng các chương trình quảng cáo trung ương nhưng phải biến đổi cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương mình.
Nguyên tắc thoả mãn nhu cầu thông tin là một trong những nguyên tắc tâm lý cơ bản nhất quyết định hiệu quả của hoạt động tuyên truyền quảng cáo.

6. Nguyên tắc cá thể hoá trong hoạt động tuyên truyền quảng cáo.

Hoạt động tuyên truyền quảng cáo về thực chất là hoạt động hướng tới quân chúng (Tập thể, các nhóm xã hội, các dân tộc). Nhưng không phải vì thế mà trong quá trình quảng cáo bỏ qua các yếu tố tâm lý là nhân. Các công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Kết quả tuyên truyền quảng cáo không chỉ phụ thuộc vào đặc điểm tâm lý xã hội của các nhóm mà còn phụ thuộc vào trình độ các các thành viên, địa vị xã hội, nguồn gốc và thời gian tham niên trong nhóm của xã họ… các đặc điểm trên không chỉ ảnh hưởng tới hứng thú, sở thích sản phẩm, hàng hoá, mà còn sự quan tâm chính trị của họ. Chính việc này đã quyết định việc lựa chọn nguồn gốc nguồn thông tin và công ty, nhãn mác sản phẩm thương hiệu của họ.
Nguyên tắc cá thể hoá trong tuyên truyền, quảng cáo yêu cầu thông điệp tuyên truyền quảng cáo phải phù hợp với nhận thức của người được quảng cáo. Mặc dù tuyên truyền quảng cáo hướng tới quân chúng, các nhóm xã hội nhưng việc lĩnh hội các thông tin này phụ thuộc vào các đặc điểm tâm lý của các thành viên trong nhóm. Thực chất các nguyên tắc này là lựa chon cho các thông điệp quảng cáo phù hợp với thừng cá nhân. Nguyên tắc này sử dụng cho các nhóm xã hội cần phải thay đổi một cách hợp lý. Nhiều nhà tâm lý học cho rằng nguyên tắc cá thể hoá trong dạy học là quá trình làm thích ứng tài liệu với khả năng tri giác của các học sinh trong nhóm học tập.
Trong hoạt động tuyên truyền quảng cáo chúng ta có thể hiểu nguyên tắc cá thể hoá là nội dung và phương pháp tuyên truyền quảng cáo cần phải phù hợp với mức độ trung bình các các nhóm xã hội mà tuyên truyền quảng cáo hướng tới. Sự phù hợp như thế làm cho các quá trình lĩnh hội thông điệp quảng cáo dễ dàng hơn và hiệu quả của hoạt động tuyên truyền quảng cáo đối với nhóm cao hơn.
Như vậy khi tổ chức các hình thức tuyên truyền, quảng cáo thì trước hết phải trả lời các câu hỏi các sự kiện và bình luận nào cần phải được áp dụng đối với nhóm đó. Và số lượng các sự kiện và cách thức thể hiện thông điệp như thế nào?
Cá thể hoá tác động tuyên truyền, quảng cáo phụ thuộc không chỉ ở các đặc điểm tâm sinh lý- xã hội nhân cách mà còn phụ thuộc vào tình huống xã hội thúc đẩy (hoạt hoá) các đặc điểm đó. Vì thế các đặc điểm tâm lý xã hội sẽ luôn thay đổi theo thời gian. Cá thể hoá cần phải được cụ thể hoá cùng với sự thay đổi sử sự kiện của sự phát triển tình huống chính trị văn hoá, xã hội, lịch sử, kinh tế, sản xuất….
Để thực hiện tốt nguyên tắc này cần phải nghiên cứu trước các nhóm Xã hội là đối tượng của tuyên truyền, quảng cáo. Kiến thức về môi trường ở đây thể hiện lối sống xã hội truyền thống và các quan hệ chính trị, xã hội, thói quen và kiểu tư duy….Trắc là toàn bộ những cái ảnh hưởng tới tâm lý con người trong nhóm. Khi tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng cáo thì tất cả các yếu tố này cần phải được chú ý. Trước khi xây dựng phương hướng và hình thức tuyên truyền quản cáo cho các nhóm xã hội khác nhau cần phải phân tích một cách chi tiết các đặc điểm tâ lý- xã hội của các nhóm này. Các kiến thức về các đặc điểm tâm lý của các nhóm xã hội cụ thể cho phép giải quyết một cách khoa học. Việc hoàn thiện của các hình thức tuyên truyền, quảng cáo.
Việc phân tích tâm lý- xã hội có kết quả phụ thuộc rất nhiều vào các thành quả tâm lý xã hội và xã hội học và kinh nghiệm công tác thực tế của các chuyên gia tuyên truyền, quảng cáo và sự phát triển của các phương tiện truyền thông đại chúng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét