Thứ Ba, 12 tháng 3, 2013

Nghề PR- khó hay dễ?

Nghề PR- khó hay dễ?

Nguyễn Phương Thảo, Công ty Thần Nữ Experiental Marketing (TP. HCM) còn nhớ mãi kỷ niệm đầu tiên trong nghề. “Khi mới vào nghề tôi đi làm PR cho một công ty phát hành game online. Khi công ty tổ chức lễ công bố thương mại hoá cũng là lúc game đang tạm thời bị đình chỉ 10 ngày do chưa đáp ứng yêu cầu giới hạn giờ chơi của cơ quan chức năng. Lúc này tất cả các game khác đều bị vướng “vụ” này không riêng gì game của công ty tôi, vì vậy báo chí tỏ ra rất thận trọng. Tôi được công ty yêu cầu tổ chức một buổi họp báo song song với sự kiện đang được tổ chức là “Lễ trao giải và công bố thương mại hoá”. Công việc liên lạc mời báo chí khá khó khăn. Ai cũng hỏi về việc bị đình chỉ, có người còn từ chối thẳng: “Tình hình hiện như thế báo tôi không thể đưa tin được”.
Nguyễn Phương Thảo, Công ty Thần Nữ Experiental Marketing (TP. HCM) còn nhớ mãi kỷ niệm đầu tiên trong nghề. “Khi mới vào nghề tôi đi làm PR cho một công ty phát hành game online. Khi công ty tổ chức lễ công bố thương mại hoá cũng là lúc game đang tạm thời bị đình chỉ 10 ngày do chưa đáp ứng yêu cầu giới hạn giờ chơi của cơ quan chức năng. Lúc này tất cả các game khác đều bị vướng “vụ” này không riêng gì game của công ty tôi, vì vậy báo chí tỏ ra rất thận trọng. Tôi được công ty yêu cầu tổ chức một buổi họp báo song song với sự kiện đang được tổ chức là “Lễ trao giải và công bố thương mại hoá”. Công việc liên lạc mời báo chí khá khó khăn. Ai cũng hỏi về việc bị đình chỉ, có người còn từ chối thẳng: “Tình hình hiện như thế báo tôi không thể đưa tin được”.

Nhưng cuối cùng thì buổi họp báo đã diễn ra suôn sẻ, tỷ lệ báo và website đăng tin xấp xỉ mức “chuẩn” mà dân trong nghề rỉ tai nhau. Vì đã lường trước những câu hỏi có tính nhạy cảm đòi hỏi sự minh bạch và dứt khoát, ban lãnh đạo của công ty chúng tôi đã quán triệt một tinh thần chung cho tất cả các câu trả lời: Thông tin cung cấp là thông tin rõ ràng và có lợi cho công ty, “hóa giải” những tin không có lợi đã bị báo chí đưa trước đó. 

Đó là công việc PR đầu tiên của tôi. Tôi thấy mình khá “xui” khi dự án đầu tay gặp phải rắc rối như thế. Nếu không có việc bị đình chỉ chắc chắn kết quả làm PR sẽ khả quan
hơn nữa. Nhưng qua đó cũng rút ra bài học: Nếu công ty phối hợp hành động sớm không để cho việc bị đình chỉ gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh game thì hiệu quả PR chắc chắn cao hơn…”

Câu chuyện của Thảo nói lên một phần của công việc PR: quan hệ với báo chí trong giải quyết xử lý sự cố.

Ở nước ta, nghề PR còn khá mới mẻ, nhưng trên thế giới thì nghề này đã có từ cả trăm năm nay. Ngoài một số công ty, văn phòng đại diện của nước ngoài có hoạt động PR chuyên nghiệp; mấy năm trở lại đây, nhiều doanh nghiệp trong nước cũng đã ý thức được tầm quan trọng của PR. Bài học về thương hiệu khi hợp tác làm ăn với nước ngoài đã khiến cho các doanh nghiệp Việt Nam nhận thức được vai trò to lớn của PR trong việc xây dựng và quảng bá thương hiệu của mình. Nhờ làm tốt PR, nhiều công ty đã thu được thành công lớn; làm cho công chúng biết đến công ty và sản phẩm, dịch vụ của mình… như Hãng Thiên Ngân với việc PR cho phim Những cô gái chân dài là một ví dụ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét